,
,

PHẠM NGUYÊN ĐƯỢC DELOITTE ĐÁNH GIÁ LÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN “QUẢN TRỊ TỐT NHẤT VIỆT NAM” 03 NĂM LIÊN TIẾP (2021-2023)

Không có gương mặt mới trong bảng xếp hạng doanh nghiệp “Quản trị tốt nhất Việt Nam”

Nếu như Tổ chức giáo dục Apollo English và Công ty Bánh kẹo Phạm Nguyên 3 năm liền được Deloitte đánh giá là doanh nghiệp tư nhân “Quản trị tốt nhất Việt Nam” thì Hệ thống Y tế Vinmec cũng xuất hiện tới 2 lần…

Ba doanh nghiệp ở các lĩnh vực Giáo dục, Chế biến thực phẩm – bánh kẹo và Y tế được Deloitte trao danh hiệu “Quản trị tốt nhất Việt Nam năm 2023”.

Chiều ngày 7/7, Deloitte Việt Nam đã công bố và trao danh hiệu Doanh nghiệp được Quản trị tốt nhất Việt Nam năm 2023 – một chương trình ghi nhận, “bình xét” các doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam thông qua việc đánh giá thành công và thành tựu trên phương diện vận hành tổ chức, cũng như đóng góp cho ngành nghề và nền kinh tế.Đáng chú ý, trong năm thứ 3 được tổ chức tại Việt Nam, không hề có thêm doanh nghiệp tư nhân mới xuất hiện trong danh sách này. Cả ba “gương mặt” được vinh danh năm nay là: Tổ chức giáo dục Apollo English; Công ty bánh kẹo Phạm Nguyên và Hệ thống Y tế Vinmec (thuộc Vingroup), đều đã xuất hiện trong danh sách năm 2022 của Deloitte.Đồng thời, danh sách năm 2023 lại khuyết đi một doanh nghiệp tư nhân khác từng xuất hiện trong danh sách của năm trước đó là Tập đoàn PAN.Với kết quả này, từ 2021 – khi Best Managed Companies (Doanh nghiệp được Quản trị tốt nhất) được Deloitte thực hiện tại Việt Nam, Apollo English và Bánh kẹo Phạm Nguyên đã xuất hiện trong cả 3 lần. Trong khi đó, Vinmec cũng liên tục xuất hiện trong 2 năm gần đây.Theo Deloitte Việt Nam, để đạt được danh hiệu Doanh nghiệp được Quản trị tốt nhất, các doanh nghiệp tham gia phải trải qua quy trình nhiều bước đánh giá khắt khe của Hội đồng Giám khảo – là những chuyên gia độc lập hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.Trong đó, các doanh nghiệp ứng viên được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí cốt lõi: Chiến lược kinh doanh; năng lực cạnh tranh và sự đổi mới; văn hóa doanh nghiệp và cam kết; cuối cùng là quản trị công ty và tài chính.Nhìn nhận về về kết quả của năm nay, ông Phạm Văn Thinh, Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam cho rằng: “Trải qua các vòng đánh giá khắt khe cùng sự đồng hành của các giám khảo độc lập, các doanh nghiệp này đã khẳng định cũng như giữ vững phương châm và chiến lược hoạt động của mình theo đúng 4 tiêu chí cốt lõi mà chương trình đề ra. Vì vậy, họ xứng đáng là những đơn vị tiêu biểu cho danh hiệu Doanh nghiệp được Quản trị tốt nhất”.

Ông Phạm Đình Huỳnh, Giám đốc phụ trách Khối dịch vụ DNTN, Deloitte Việt Nam (ngoài cùng bên phải) và lãnh đạo của 3 doanh nghiệp được trao giải năm 2023.

Vị thế của doanh nghiệp tư nhân là không thể thay thế

Chia sẻ tại sự kiện, ông Bùi Tuấn Minh, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam đã nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Theo ông Minh, với khu vực kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, đầu tư tài chính dài hạn và giải quyết tới 85% bài toán cho lực lượng lao động xã hội.Đồng thời, các doanh nghiệp tư nhân cũng thúc đẩy sự đổi mới tư duy kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và ngân sách nhà nước, ổn định an sinh xã hội.Trong một môi trường kinh doanh ngày càng nhiều thách thức khó lường, các nhà lãnh đạo, các thành viên HĐQT doanh nghiệp càng cần được trang bị và cập nhật những kiến thức, nguyên tắc tốt nhất để phát triển và nâng cao năng lực thực hành quản trị.”Với vị thế và những áp lực không thể thay thế đó, chương trình Doanh nghiệp được Quản trị tốt nhất mong muốn được tiếp sức, đồng hành cùng các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, hướng tới sự phát triển bền vững, từ đó kiến tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến người lao động, đối tác, khách hàng và cộng đồng”, ông Bùi Tuấn Minh nói.Chia sẻ bên lề với người viết, với góc độ một doanh nghiệp đi lên từ mô hình công ty gia đình, bà Phạm Thị Thanh Thảo – Phó Tổng giám đốc Công ty Bánh kẹo Phạm Nguyên cho rằng, giải thưởng này chính là sự nhìn nhận và khích lệ đối với đội ngũ nhân viên của công ty.Bà Thảo nhìn nhận, chính lực lượng nhân viên, người lao động này đã chung tay cùng lãnh đạo doanh nghiệp để xây dựng một văn hóa tổ chức mạnh mẽ mà ở đó không ngừng duy trì những tiêu chuẩn quản trị cao. Đồng thời, luôn tìm kiếm những giải pháp sáng tạo đột phá, nhằm thúc đẩy tăng trưởng công ty trong dài hạn.Theo bà Thảo, ở Phạm Nguyên, sáng tạo được xem là một trong những giá trị văn hóa cốt lõi. Trước hết, nó xuất phát từ áp lực “đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng”. Trong đó, động lực lớn nhất chính là sự xác định, hiểu biết rằng những sản phẩm bánh kẹo chế biến bởi Phạm Nguyên đang phục vụ cho hàng triệu gia đình người Việt mỗi năm.”Doanh nghiệp phải xác định luôn đổi mới, tìm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để phục vụ họ được tốt hơn. Tiền đề chính là tôn chỉ từ những ngày đầu thành lập: Mang những sản phẩm chế biến bởi gia đình Phạm Nguyên tới cho gia đình của mọi người”, bà Phạm Thị Thanh Thảo nói.Trích bài báo của Tuấn Việt – https://nhipsongkinhdoanh.vn/khong-co-guong-mat-moi-trong-ba….

ĐỌC CÁC TIN TỨC KHÁC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.